image Tin hoạt động Công nghệ thông tin
“Một cửa điện tử” chính thức được đưa lên HCM Cityweb
Thứ 3, Ngày 06/01/2009, 00:00 SA Cỡ chữ Màu chữ image
hành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên trong cả nước xây dựng “Một cửa điện tử”. Từ ngày 15 tháng 12 năm 2008, hệ thống “Một cửa điện tử” chính thức được đưa lên Cityweb. Qua hệ thống này mọi người dân biết được tình trạng giải quyết hồ sơ của toàn thành phố, của từng quận huyện, sở ngành tham gia.

/Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên trong cả nước xây dựng “Một cửa điện tử”. Từ ngày 15 tháng 12 năm 2008, hệ thống “Một cửa điện tử” chính thức được đưa lên Cityweb. Qua hệ thống này mọi người dân biết được tình trạng giải quyết hồ sơ của toàn thành phố, của từng quận huyện, sở ngành tham gia.            

“Một cửa điện tử” cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ cấp phép. Người dân có thể dùng phương tiện liên lạc thông dụng nhất hiện nay là điện thoại để được trả lời tự động về tình trạng hồ sơ bằng thoại, tin nhắn qua “Một cửa điện tử”. “Một cửa điện tử” là công cụ hữu hiệu để người dân và  lãnh đạo giám sát các dịch vụ công. Đến nay đã có 19 quận, huyện tham gia hệ thống “Một cửa điện tử”. Ngoài việc truy cập website và sử dụng điện thoại qua hệ thống một cửa điện tử người dân có thể tra cứu thông tin trực tiếp tại các quận huyện, sở ngành qua các hệ thống mã vạch hoặc kiosk với màn hình cảm ứng.

Như vậy người dân được cung cấp thông tin ở mọi nơi, 24/7 và không phụ thuộc vào tinh thần làm việc hay thái độ của cán bộ nhà nước.

Các báo cáo được cung cấp bởi “Một cửa điện tử” là trung thực nhất vì được thực hiện hoàn toàn tự động và không thể bị thay đổi. Tình hình giải quyết hồ sơ chung của toàn thành phố cũng được công khai trên “Một cửa điện tử”. Người dân của thành phố Hồ Chí Minh cũng như của cả nước có thể biết được tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn của toàn thành phố và của từng quận- huyện, sở-ngành. Đến ngày 15/12/2008 đã có 9 quận-huyện được kết nối vào hệ thống. Đến cuối tháng 12/2008 sẽ có thêm 9 quận, huyện, Sở  tham gia hệ thống. Theo kế hoạch, toàn bộ 24 quận huyện và các sở ngành phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân sẽ tham gia “Một cửa điện tử” trong năm 2009.

Để có thể cung cấp thông tin cho “Một cửa điện tử”, từ năm 2005 thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung thực hiện chương trình chính phủ điện tử với việc ứng dụng công nghệ thông tin bắt đầu từ các quận huyện.

Thành phố đã xác định nội dung cơ bản sau của ứng dụng công nghệ thông tin:

-   Chuyển dịch vụ công thông thường sang dịch vụ công trực tuyến;

-   Chuyển từ xử lý hồ sơ bằng tay sang xử lý bằng máy tính;

-   Kết nối các máy tính riêng lẻ vào một hệ thống máy tính;

            Xác định mục đích của chính phủ điện tử là phục vụ người dân; giúp cơ quan quản lý xử lý thông tin nhanh, nhiều và chính xác; công khai, minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước và là công cụ đồng thời là nội dung của cải cách hành chính.

            Các lĩnh vực cần tập trung thực hiện trước: đất đai-xây dựng, đăng ký kinh doanh và văn phòng điện tử (môi trường làm việc điện tử).

            Việc đầu tư được thực hiện trước tiên ở cấp quận huyện nơi  phục vụ người dân nhiều nhất, trực tiếp nhất và có khối lượng thông tin cần xử lý nhiều nhất.

Thành phố đã đúc kết các kết quả của giai đoạn trước đó để xây dựng mô hình hệ thống thông tin cấp quận. Năm 2005 thành phố đã triển khai thí điểm tại một số quận, sau đó tổ chức rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh mô hình rồi nhân rộng. Cách làm xây dựng mô hình, triển khai thí điểm rồi nhân rộng đã giảm được rủi ro, giảm được kinh phí và tăng tốc độ triển khai.

Đến nay có 23/24 quận, huyện đầu tư ứng dụng CNTT theo mô hình chung của thành phố. Đã có 17 phần mềm được triển khai đại trà phục vụ ứng dụng CNTT gồm: 4 phần mềm xây dựng môi trường làm việc điện tử (G2E), 5 phần mềm dịch vụ công (G2C và G2B), 3 phần mềm về quản lý xây dựng, 5 phần mềm quản lý đất đai (ứng dụng GIS). Tiến hành đánh giá, hoàn chỉnh các phần mềm ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai xây dựng đảm bảo phù hợp nhu cầu quản lý. Hiện có 20/24 quận, huyện vận hành chính thức các phần mềm quản lý hành chính; 12/24 quận, huyện đã đưa vào sử dụng các phần mềm về quản lý xây dựng.

Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đi đầu trong cấp phép trực tuyến. Cấp giấy phép qua mạng đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép thành lập văn phòng đại diện. Hàng năm có hàng chục ngàn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có trên 50% doanh nghiệp đăng ký trực tuyến. Hình thức phục vụ này đã giảm thời gian chờ đợi, đi lại của người dân; giảm được áp lực lên cơ quan cấp phép, giảm áp lực lên giao thông.

Hiện nay các quận, huyện cấp 52 loại giấy phép thì đã có 50 loại thuộc 6 lĩnh vực được ứng dụng công nghệ thông tin. Từ lúc nhận hồ sơ, chuyển qua xử lý và cấp giấy phép đều được thực hiện trên mạng máy tính. Thông tin về tình trạng giải quyết hồ sơ được lưu giữ tđộng trong quá trình xử lý và được đưa lên “Một cửa điện tử” để công bố công khai. Việc này đã làm minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước. Một số loại giấy phép trong lĩnh vực đất đai-xây dựng đã được thực hiện trên cơ sở ứng dụng GIS.

            Ở cấp thành phố gần 90 quy trình cấp phép đã được ứng dụng công nghthông tin tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại, Sở Văn hóa-Thông tin, Sở Khoa học-Công nghệ, Trung tâm thông tin và đăng ký nhà đất, Ban quản lý khu chế xuất-khu công nghiệp, Sở Tư pháp.

 Lần đầu tiên trong cả nước, thành phố đã tích hợp thông tin từ các quận huyện lên “Một cửa điện tử”. Để phục vụ cho việc truyền khối lượng lớn dữ liệu với tốc độ nhanh, thành phố đã triển khai mạng Metronet kết nối giữa các quận- huyện và sở ngành. Đây cũng là mạng Metronet đầu tiên của cả nước do bưu điện thành phố xây dựng.

            Thành phố cũng đã xây dựng thí điểm trung tâm chứng thực chữ ký số tại Sở Thông tin và Truyền thông, đây là trung tâm đầu tiên của phía nam. Việc sử dụng chữ ký số đã được triển khai có hiệu quả tại Sở Thông tin và Truyền thông.

Các cơ sở dữ liệu về đất đai, doanh nghiệp và dân cư đã được hình thành trong quá trình hoạt động của các hệ thống thông tin. Các cơ sở dữ liệu này được cập nhật hoàn toàn tự động trong quá trình xử lý thông tin, xử lý hồ sơ.

 

Vài nét về kế hoạch trong thời gian tới:

1.   Ứng dụng công nghệ thông tin cho tất cả các quy trình cấp phép và cấp giấy phép trực tuyến khi đảm bảo các điều kiện về pháp lý; 

2.    Thực hiện mua sắm, đấu thầu qua mạng đối với các cơ quan nhà nước;

3.    Tạo luồng thông tin tự động giữa các hệ thống thông tin của các sở-ngành, quận huyện;

4.    Hoàn thiện mạng truyền dẫn tốc độ cao;

5.    Xây dựng trung tâm dữ liệu cấp thành phố;

6.   Nâng cấp trung tâm chứng thực chữ ký số;

7.   Trở thành một bộ phận trong cấu trúc công nghệ thông tin quốc gia. Tích hợp thông tin cung cấp cho chính phủ.


ICT
Lượt xem: 2023
Bản in Xuất tập tin Quay lại
Tin mới hơn
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
imageUser
Thông tin cá nhân
Bạn vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận
Đóng
Lưu thông tin